Những Thủ Pháp Thông Dụng Trong Cờ Tướng (P1)

Trong cờ Tướng có rất nhiều đòn chiến thuật. Có những đòn phức tạp khó nhìn thấy nhưng cũng có lắm đòn rất đơn giản dễ nhận ra ngay. Người chơi cờ giỏi là người am hiểu tất cả những đòn chiến thuật. Trong từng tình huống thi đấu cụ thể, họ biết chọn đòn nào chơi có lợi nhất, đồng thời họ đi cờ không sơ hở để bị đối phương đánh đòn chiến thuật. Trong thuật ngữ Cờ Tướng, người ta ít dùng "đòn chiến thuật" mà hay dùng "thủ pháp" cũng là một khái niệm để chỉ những cú đánh khéo léo gây tổn thương, bất lợi cho đối phương.

Trong chương này chúng ta sẽ bước đầu tập làm quen với những thủ pháp thông dụng, đơn giản nhưng đây là những yếu tố cơ bản trong chơi cờ. Chúng ta cũng thử tìm hiểu nội dung một số thuật ngữ và bàn về giá trị của các quân.

1. Nước chiếu Tướng 

Một bên đi cờ uy hiếp Tướng đối phương, chuẩn bị nước sau ăn Tướng thì nước đi đó được gọi là "nước Tướng" hay "chiếu Tướng" và bắt buộc đối phương phải chống đỡ.

Vì sao lại chơi nước cờ này? 

Vì chiếu Tướng có thể giành thắng lợi nếu đối phương không đỡ được. Nhưng cũng có khi chiếu Tướng để quân Tướng của đối phương phải di chuyển đến một vị trí xấu mà sau này ta có điều kiện bắt bí Tướng dễ dàng hơn.

Hình dưới là các nước chiếu đối phương nếu là lượt đi. Bên Trắng có ba cách chiếu đối phương và bên Đen cũng có ba cách.
2. Nước đỡ chiếu 

Luật cờ đã qui định: khi Tướng bị chiếu thì bắt buộc phải đỡ nước chiếu đó. Không đỡ được thì bị xử thua.

Bên Đen trong hình dưới đang bị chiếu Tướng và nó có tổng cộng năm nước để đỡ chiếu:

Tướng chạy trốn (sang trái).
Lên Sĩ che cho Tướng.
Chạy Tượng làm Pháo mất ngòi (tiến hoặc thoái).
Dùng Mã ăn (tiêu diệt) quân đang chiếu Tướng (quân Pháo Trắng).
3. Nước đánh bí 

Khi một bên dùng các quân chiếu liên tục để đối phương không chông đỡ được hoặc dùng một quân đe doạ trước sau chiếu bí Tướng thì các nước này đều gọi là "nước đánh bí" hay nước hăm bí.

Đây cũng là một thủ đoạn tấn công, thường giành thắng lợi, nếu không thì cũng chiếm ưu thế.

Nếu bên Trắng đi trước thì có thể kéo Pháo về hăm nước chiếu bí tiếp theo (nét đứt đoạn).

Nếu bên Đen đi thì chỉ cần tiến Tốt một nước để doạ nước sau xuống Tốt chiếu hết.
4. Nước bắt 

Một bên điều quân đến uy hiếp một quân của đối phương, chuẩn bị nước sau sẽ ăn quân bị uy hiếp đó. Nước điều quân trên được gọi là "nước bắt".

Nước bắt thường dùng tấn công để ăn hơn quân, giành ưu thế hoặc giành tiên thủ.

Trong hình vẽ, nếu Trắng đi thì nhờ nước tiến Xe doạ bắt Pháo Đen. Thực chất của nước này là thực hiện ý đồ đưa Xe đến vị trí tốt chứ đâu dễ gì ăn được Pháo.

Nếu Đen đi thì tiến Xe bắt Mã. Nước này sẽ giúp ăn Mã lời quân, cũng là một kiểu giành ưu thế.
5. Nước chiếu rút và nước đánh chĩa 

Nươc chiếu rút là lợi dụng việc chiếu rút quân cờ ra tạo nên tình trạng chiếu Tướng để rồi ăn quân đối phương. Xe, Pháo thường phối hợp nhau chơi thủ đoạn này, hoặc cũng có thể dùng Xe, Mã phối hợp chơi chiếu rút được.

Riêng quân Mã có nươc đánh chĩa đôi rất lợi hại. Khi nó nhẩy chiếu cũng có thể bắt quân đối phương. Những đòn tấn công này vừa lời quân vừa giành ưu thế rất dễ.

Hình vẽ cho thấy nếu Đen đi có thể thực hiện nước chiếu rút, kéo Xe về bắt Mã Trắng trong khi Pháo đang hăm chiếu Tướng. Trắng buộc phải lo nước chiếu này thì sẽ bị ăn mất Mã.

Nếu Trắng đi thì có thể dùng Mã đánh chĩa rất độc, nhảy chiếu buộc đối phương chạy Tướng rồi ăn Xe.
6. Nước chiếu mở 

Đây cũng là dạng khác của "chiếu rút" nhưng nó ít nguy hiểm hơn chiếu rút. Đó là do sau khi một quân trung gian chạy đi, để cho quân phía sau hăm chiếu Tướng thì quân trung gian này có thể lợi dụng đối phương phải đối phó sẽ tiếp tục di chuyển đến một chỗ khác có lợi hơn.

Trên hình vẽ, nếu không có nước "chiếu mở" thì quân Pháo Trắng khó lòng chạy thoát. Nhờ nước chiếu mở này nó mới chạy được và lui về phòng thủ vững chắc.

Đối với bên Đen, cũng nhờ nước chiếu mở mà Đen có thể đi Tốt ngang sang cánh trái mà không sợ đi ngay vào chân Tượng giày và đứng ngay trước mũi giáo Tốt 3 của đối phương mà không hề hấn gì do Trắng phải lo né Tướng. Nước tiếp theo Đen sẽ đi Tốt này tiếp sang cánh phải uy hiếp Mã Trắng, buộc Mã Trắng phải lui về chứ không thể qua sông tấn công được.

7. Nước đổi quân 

Nước "đổi quân" là một bên để cho đối phương ăn mất một quân, rồi sau đó ăn lại một quân khác của đối phương mà giá trị của quân này cũng tương đương với quân bị mất. Như vậy hai bên đã trao đổi quân cùng giá trị với nhau. Nếu đối phương chưa thực hiện nước ăn quân thì coi như nước đó mới chỉ là "đề nghị đổi quân" hay khiêu khích đổi quân.

Thông thường nếu chủ động đổi được quân sẽ dẫn đến có lợi hoặc cải thiện tình hình. Còn nếu bị động buộc phải đổi quân thì có khi phải chịu lỗ chất hoặc kém phân. Nước đổi quân thường nhằm làm giảm áp lực đối phương, hoặc làm suy yếu thế phòng thủ, hoặc có khi chỉ cốt làm đơn giản hoá thế cờ cho dễ tính toán.
8. Nước đeo bám 

Nước đeo bán sử dụng một quân đeo bám theo một quân khác của đối phương. Thông thường quân bị đeo bám này được bảo vệ nên không thể gọi là nó bị bắt. Tuy nhiên do quân đối phương bị đeo bám mãi kiến nó không hoạt động được và cả quân bảo vệ nó cũng không bỏ đi đâu được nên rất khó chịu. Thủ đoạn "đeo bám" là một dạng khống chế khiến đối phương rất khó chơi.

Trên hình vẽ, nếu Trắng đi sẽ dùng Xe đeo bám Tốt cột 8 của Đen khiến quân Xe bảo vệ Tốt này không thể lui về được và do đó không thể đưa Tốt Đen áp lại gần cung Tướng Trắng.

Nếu Đen đi thì cũng có thể dùng Xe đeo bám Pháo Trắng cột 9 để quân Pháo này không thể kéo về đe doạ đuổi Xe ăn Tốt của Đen được.
9. Nước cản 

Nước cản là một bên dùng quân để ngăn cản một quân khác của đối phương, chủ yếu không cho quân đối phương tấn công. Nước cản là một thủ pháp dùng để phòng thủ đôi khi rất hiệu quả.

Hình vẽ, nếu Trắng đi có thể dùng Tốt cản không cho Xe thọc xuống chiếu hết.

Nếu Đen đi có thể dùng Pháo cản không cho Xe Trắng thọc xuống chiếu.
Các bạn cũng có thể xem thêm những thủ pháp thông dụng trong cờ tướng phần 2 Tại Đây!