Những Thủ Pháp Thông Dụng Trong Cờ Tướng (P2)

Trước khi đến với những thủ pháp thông dụng trong cờ tướng (p2), bạn có thể xem lại những thủ pháp phần 1 TẠI ĐÂY!

10. Nước thí quân 


Một bên muốn thực hiện một âm mưu nào đó, cần phải hi sinh một quân để lôi kéo quân đối phương đi chỗ khác. Khi đối phương chấp nhận ăn quân thí bỏ này sẽ bị uy hiếp. Như vậy nước thí quân là mất quân do chủ động đút cho đối phương ăn, chứ không phải là do "ngớ ngẩn" hay "mắt quáng gà" đút cho đối phương ăn mà chẳng thu được lợi lộc gì.

Thí quân là một thủ đoạn thường chơi để tấn công và phòng thủ.

Trên hình khi kéo Pháo về cạnh Xe là tự đút Pháo này cho Xe Đen ăn. Nếu Đen chấp nhận ăn thì bình Pháo kia ra để uy hiếp đối phương mạnh.

11. Nước phong toả 

Nước phong toả là một bên dùng quân để phong toả hoặc hạn chế tầm hoạt động của đối phương. Mục đích của việc phong toả còn nhằm phát huy sức mạnh của các quân ta, kiểm soát được vùng không gian rộng lớn, dễ dàng cho các cuộc tấn công.

Hình vẽ, nếu Trắng đi thì chỉ một nước bình Xe sẽ ngăn cản Xe Đen không hoạt động được. Còn nếu Đen đi thì nhờ nước tiến Pháo sẽ phong toả Xe Trắng, làm nó ngột ngạt, muốn tiến lên mà không đi được.

12. Nước yếm hay nước đè 

Cũng tương tự như nước phong toả, nhưng còn tệ hại hơn do quân của đối phương bị yếm hay đè ngột ngạt, khó bề xoay trở hơn nhiều. Quân bị đè muốn thoát lên phải mất nhiều thời gian, tức là phải mất nhiều nước đi để mở đường cho nó.

Hình vẽ, nước đi của Xe Trắng khiến Mã Đen bị đè không nhảy lên được để phối hợp tấn công.

Còn nếu Đen đi có thể sang Pháo đè Mã Trắng, khiến Trắng muốn đi Mã này phải di chuyển hai con Tượng rất vất vả mới tạo được chỗ cho Mã nhảy lên.

13. Nước đổi quân 

Nước "đổi quân" là một bên để cho đối phương ăn mất một quân, rồi sau đó ăn lại một quân khác của đối phương mà giá trị của quân này cũng tương đương với quân bị mất. Như vậy hai bên đã trao đổi quân cùng giá trị với nhau. Nếu đối phương chưa thực hiện nước ăn quân thì coi như nước đó mới chỉ là "đề nghị đổi quân" hay khiêu khích đổi quân.

Thông thường nếu chủ động đổi được quân sẽ dẫn đến có lợi hoặc cải thiện tình hình. Còn nếu bị động buộc phải đổi quân thì có khi phải chịu lỗ chất hoặc kém phân. Nước đổi quân thường nhằm làm giảm áp lực đối phương, hoặc làm suy yếu thế phòng thủ, hoặc có khi chỉ cốt làm đơn giản hoá thế cờ cho dễ tính toán.
14. Nước ghim quân 

Trường hợp sử dụng quân Pháo để khống chế Xe, Mã hoặc Xe, Pháo của đối phương thì được gọi là gim quân. Thủ đoạn này trước hết cũng hạn chế các quân đối phương hoạt động, tiếp đó sẽ ăn lời quân.

Hình vẽ là cách dùng Pháo ghim quân đối phương, khiến Xe đối phương không thể đi được vì sợ mất quân.

15. Nước hi sinh 

Một bên chủ động sử dụng một quân có giá trị cao hơn đổi lấy một quân của đối phương có giá trị thấp hơn, tức là đổi lỗ chất, thì gọi đó là "nước hi sinh". Nước này khác với nước thí quân nêu ở phần trên ở chỗ một đằng đổi lỗ chất còn một đằng bỏ cho ăn không, nhưng mục đích thì giống nhau. Vì sau khi hi sinh nó sẽ tấn công quyết liệt để giành thắng lợi hoặc giành ưu thế.

Trong thế cờ này, nếu ở nước 2 mà nó ăn quân Mã của bên Đen thì đó chỉ là một nước đổi quân. Nhưng khi dùng quân Mã Trắng ăn Tượng Đen, tức là đem một quân cờ có giá trị cao đổi lấy một quân có giá trị thấp. Những nước đi tiếp theo cho đến nước thứ 5 thì bên Trắng đã hi sinh cả hai Mã để mở đợt tấn công quyết liệt. Nước tiếp theo thứ 6 Trắng sẽ chuyển Xe sanh cánh phải và ăn Mã Đen. Đến đây Đen khó chống đỡ.

16. Nước cắt quân 

Một bên dùng quân để ngăn chặn sự liên lạc bảo vệ giữa hai quân của đối phương, nhằm giúp cho một quân khác của phe nó uy hiếp một trong hai quân bị ngăn chặn. Đó là nươc đánh ngăn cắt, hay nước cắt quân. Nước này thường dùng để ngăn cắt cặp Tượng hoặc cặp Mã đứng liên hoàn.

Hình dưới, bên Trắng có thể dùng Xe để làm tắc "Tượng nhãn", giúp Pháo 7 hăm đánh bí. Bên Đen cũng có thể tiến Mã ngăn chặn Tượng giúp Xe Đen uy hiếp Pháo đầu của Trắng.

17. Nước bao vây 

Đây là nước nhằm ngăn cắt đường rút lui của quân đối phương, nhất là đối với quân Mã. Bao vây hay là nhốt quân để chúng không còn tự do hoạt động, sau đó sẽ tìm cách tiêu diệt chúng.

Thế cờ dưới quân Mã đã qua sông của bên Trắng lọt vào tử địa. Bên Đen sẽ dùng Pháo chặn đường về của Mã và dùng Tượng chặn tiếp không cho Mã Trắng này hoạt động.

18. Nước đợi chờ 

Trong cờ có những lúc cần đi một nước không thuộc tấn công cũng không thuộc phòng thủ, nhưng không phải là không có mục đích. Những nước này được gọi là "nước đợi chờ" thuộc loại thủ pháp cao cường mà những người trình độ kém khó thực hiện.

Hình dưới là một trường hợp đơn giản, dễ hiểu nước đợi chờ.

Bên Trắng đang tìm cách di chuyển quân Pháo sang cánh trái và bị Xe Đen ngăn cản. Thế nhưng chỉ cần đi ngang một ô là một nước đợi chờ nhường cho Đen quyền đi quân thì Xe Đen buộc phải mở đường cho Phao bình sang trái và chiếu Tướng thắng cờ (nếu bên Đen chống đỡ bằng nước ăn Xe vào Pháo thì bên Trắng có một Pháo, một Sĩ vẫn đủ sức thắng bên Đen còn hai Sĩ).